weather
Thời Tiết Huế
Nhiệt Độ: 28°C
Hiện tại: mưa nhẹ
đặt phòng giá rẻ tại Huế

Nước ớt truyền thống xứ Huế – Nước ớt Vinh Xuân

Nước ớt Huế là một trong những “gia vị” không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Với những người ăn cay thì nước ớt Huế chính là “món ăn” không thể thiếu trong bữa ăn. Journeys In Huế xin được giới thiệu sản phẩm được làm từ những người con của xứ Huế đến từ vùng đất Vinh Xuân  – cái nôi của nước Huế. 

Triết lý trong món ăn của Huế tồn tại trong các vị: Mặn, ngọt, chua, cay, bùi, giòn, dai. Thế nhưng có lẽ, “cay” chính là hương vị đậm đà đặc trưng trong ẩm thực xứ Huế. Và ở Huế Vị cay chủ yếu nhất là vị cay của ớt. Sản phẩm nước ớt Vinh Xuân được Journeys In Huế chọn lựa không chỉ vì nó chắt lọc những gì tinh túy của ẩm thực xứ Huế, mà còn là sản phẩm được tạo ra bởi những người con của đất Huế mến thương.

Nước ỚT Huế

Thành phần nước ớt Vinh Xuân

Nước ớt là một hỗn hợp các tinh chất tự nhiên của ớt ( Capsaicin và các hoạt chất tinh dầu Alkaloid) kết hợp với các acid tự nhiên ( Acid Lactic, Acid Acetic, Acid Citric,…) và các este sản sinh trong quá trình ủ ớt.

Thành phần hoàn toàn tự nhiên, nó được bảo vệ bằng một hệ cân bằng mà các thành phần ớt nó sản sinh trong quá trình ủ và muối.

Nước ỚT Huế

Ngoài 2 thành phần chính là Ớt và Muối nó còn có các thành phần sau:

  • Vitamin C: Ngoài các chức năng phổ biến thì vitamin C còn là chất cần thiết để tổng hợp nên Collagen trong cơ thể.
  • Các chất khoáng như kali, Mangie,Sắt….
  • Các hệ vitamin nhóm B.
  • Và đặc biệt là không có cholesterol.
  • Không hóa chất, không phụ gia, không phẩm màu.

Hệ sản phẩm nước ớt là một cấu trúc đồng nhất được bảo vệ bằng một hệ PH ổn định, hệ muối đủ lớn để bảo quản không bị tác động của nấm men, nấm mốc , vi khuẩn và thành phần Vitamin C đủ lớn để chống oxy hóa nhằm bảo vệ màu tự nhiên như trái ớt ban đầu của nó.

Câu chuyện về Nước ớt Huế – Nước ớt Vinh Xuân

“Sau thu hoạch xong, người dân Vinh Xuân chọn lựa những trái ớt lớn, tròn trĩnh, không một vết sâu đục. Tất cả đem ủ cho chín, tới khi trái ớt hơi mắm, cắt bỏ cuống, dựng vào bao tải và ép lấy nước theo cách thủ công truyền thống.

Dưới tấm ván ép, những trái ớt mọng đỏ nát dần cho ra một thứ nước đặc sền sệt, màu đỏ thẫm như tiết dê, cay thơm vô cùng. Nước ớt nguyên chất phơi nắng, hòa với muối (theo một bí quyết pha trộn truyền thống) giữ được rất lâu, đến cả năm trời, không hư thối, không bị nấm mốc.

ỚT Vinh Xuân

Về mùa mưa gió giá rét, trong làng bắt đầu khui những lu nước ớt đậy kĩ ra bán sỉ. Bạn hàng phần đông là phụ nữ đến mua từng bịch nhựa, gánh đi bán lê ở chợ, hoặc bán rong ở các làng xã phụ cận.

Chấm một mút đũa tre vào nước ớt nguyên chất, nhỏ vài giọt trong tô bún bò Huế, chén nước mắm cá cơm, cá nục hay mắm nêm… là đủ hương vi mặn mòi, nồng nàn, cho bữa ăn mùa đông.

Vị nước ớt cay nồng, giữ thơm mùi nắng hạ đủ sưởi ấm con người nghèo khó trước cái lạnh mùa đông xứ Huế. Cho đến bây giờ, bí quyết giữ cho nước ớt không hư thối, không bị nhiễm khuẩn, vẫn còn là ngón nghề bí mật của người dân Vinh Xuân.

Người Huế như nhà văn nữ Túy Hồng nhận xét: Thích ăn cay nên những cô gái Huế có đôi mắt đẹp.

Ớt Vinh Xuân

Không biết đúng sai thế nào, nhưng với người Huế, nước ớt Vinh Xuân nổi tiếng không khác gì rượu làng Chuồn, cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, thanh trà Nguyệt Biều, quýt Hương Cần…

Nhưng bây giờ, cũng có chuyện rằng, cô gái bán rong thấy gánh nước ớt dã vơi lưng lửng, mà khách hàng đặt mua còn nhiều. Cô nhìn trước ngó sau, ghé vào giếng nước bên đường chấm thêm vài lít nước lã.

Bởi vậy khách sành ăn nước ớt thường yêu cầu người bán: “Đừng lắc bịch, để xem nước ớt còn nguyên chất hay không là biết ngay! “Nước ớt nguyên chất bao giờ cũng màu đỏ đậm đặc, từ trên mặt xuống đến đáy bịch.

Nước lã không thể hòa tan vào nước ớt (nếu không lắc không khuấy) mà có làm vậy khi để yên nước lã vẫn nổi lên trên, nước ớt đậm đặc nằm dưới.

Nước ỚT Truyền Thống Huế